Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến.

Mạng Internet đã trở thành phương tiện thông tin phổ biến tại Việt Nam.

48% dân số Việt Nam đã tiếp cận với Internet.

97% người xem tin tức, giải trí, liên lạc và tìm kiếm thông tin trên internet.

Hơn 40 triệu người dùng tham gia mạng xã hội Facebook.

Trung bình một tuần, mỗi người bỏ ra 25 giờ để lên mạng, tức là hơn 3 giờ/ngày.

Gần 1/3 người sử dụng internet để mua sắm online với chi tiêu trung bình 160 USD/người/năm.

Internet và các phương tiện truyền thông xã hội đang dần trở thành nơi thu thập thông tin, giải trí, liên lạc với người thân, bạn bè… .Điều đó cho ta thấy thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và đầy tiềm năng.

I. Tổng quan về thương mại điện tử

Năm 2017, thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á lần đầu tiên có tổng giao dịch vượt con số 11 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam chiếm 33%.

Tốc độ tăng trưởng thị trường hàng năm của thương mại điện tử Việt Nam đã đạt tới 22%, tỷ lệ tiếp cận thương mại điện tử lên tới 28%.

46% doanh nghiệp tự xây dựng, vận hành website. 13% doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử.

Tỷ lệ doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng và đặt hàng thông qua website thương mại điện tử tăng 30%. Đáng chú ý là có tới 76% website bán hàng trên phạm vi kinh doanh toàn quốc, 24% trong phạm vi địa phương hoặc khu vực.

Trực tuyến trở thành một thị trường rất hấp dẫn và tiềm năng. Với những cơ hội tuyệt vời để những người kinh doanh có thể đẩy mạnh thương hiệu và gia tăng doanh số

Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), có tới 34% doanh nghiệp thiết lập quan hệ kinh doanh với các đối tác nước ngoài thông qua kênh trực tuyến.

Trong đó, 11% doanh nghiệp chọn tham gia các sàn thương mại điện tử và hoạt động website.

Với sự tăng trưởng đầy mạnh mẽ, trong tương lai ngành thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng 30 – 50%/năm.

Thêm nữa, các ứng dụng thanh toán điện tử đã được triển khai rộng khắp. Hỗ trợ hiệu quả cho giao dịch thương mại điện tử. Các hình thức thanh toán thông qua thẻ, internet, điện thoại,… trở nên phổ biến. Gần 50% số doanh nghiệp sử dụng máy POS tại các điểm thanh toán.

II. Mua sắm trên di động trở nên phổ biến

Theo Nielsen, Việt Nam chỉ đứng sau Singapore về tổng thời gian người dùng trực tuyến. Trong 95% người dùng điện thoại di động tại Việt Nam thì điện thoại thông minh chiếm đến 78%.

Cụ thể, có đến 79% người dùng xem sản phẩm trên các ứng dụng hoặc website. Và 75% dùng điện thoại tìm kiếm thông tin về sản phẩm trước khi mua hàng.

Đây là lý do các nhà phân phối lớn như Lotte, Aeon đẩy mạnh, phát triển kênh mua sắm trực tuyến. Để chen chân cùng các thương hiệu nổi tiếng như Adayroi, Alibaba, Thế giới Di Động, Lazada, Én bạc…

III. Những khó khăn, thách thức

Tiềm năng của thương mại điện tử ở Việt Nam là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, thị trường này cũng chứa nhiều thách thức.

  • Người tiêu dùng còn nhiều nghi ngại ở sản phẩm. Thông tin sản phẩm còn đơn điệu, thiếu chi tiết, thiếu sức hấp dẫn. Thiếu công cụ hỗ trợ khách hàng.
  • Thị phần thấp. Chỉ khoảng hơn 3 triệu người mua hàng thông qua thương mại điện tử. Trong khi số người dùng internet là 44 triệu người trong tổng hơn 90 triệu dân Việt Nam.
  • Sự không công bằng trong giao dịch trực tuyến qua biên giới giữa nhập khẩu và xuất khẩu với các khách hàng cá nhân. Người Việt mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến từ nước ngoài nhiều hơn so với người ngoại quốc mua sản phẩm trực tuyến từ Việt Nam.
  • Nhiều thương hiệu có tên tuổi không có chính sách bán hàng qua trang thương mại điện tử. Dẫn đến sự thiếu tính đa dạng chủng loại. Trong khi các thương hiệu còn lại chủ yếu vẫn là những sản phẩm nội địa.
  • Thông thường, lợi nhuận của nhãn hiệu nội địa chỉ tầm khoảng 40-45%. Mà chi phí phải trả cho đơn vị thương mại điện tử khá cao trung bình 30%.
  • Chênh lệch thị trường giữa các thành phố, địa phương. TP.HCM và Hà Nội – hai thành phố lớn nhất của Việt Nam. Có thị trường thương mại điện tử lớn hơn hẳn so với các tỉnh thành còn lại.

IV. CƠ HỘI

Hiện quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt khoảng 5 tỷ USD. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng thì Việt Nam là một trong số thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Hiện tốc độ tăng trưởng của Việt Nam khoảng 35%, cao gấp 2,5 lần Nhật Bản.

Do đó, mặc dù vẫn còn những thách thức. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ. cho phép doanh nghiệp dễ dàng bán hàng trực tuyến ở trong và ngoài nước. Nhưng thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn là một mảnh đất tiềm năng cho các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển.

Giải pháp Wifi Marketing cung cấp hệ thống wifi mạnh mẽ ổn định. Ngoài việc công cụ thu thập phản hồi từ khách hàng – Remarketing. công cụ phân tích, thống kê khách hàng.

Wifi Marketing còn kết nối khách hàng với thông điệp quảng cáo ngay lập tức tại điểm phủ sóng. Tương tác với khách hàng trên mạng xã hội, tương tác qua trang splash. với nhiều mẫu quảng cáo: lấy ý kiến khách hàng, tạo dấu ấn thương hiệu,… Xem thêm

Mừng sinh nhật 10 tuổi Giải pháp Wifi Marketing. Ichip tặng ngay 3 tháng dùng thử phần mềm miễn phí, có ngay 15000 lượt login và nhiều khuyến mãi hấp dẫn khác. Nhận ngay!