Trước khi đưa bất kỳ sản phẩm nào ra thị trường. Ngoài việc suy nghĩ nên định giá sản phẩm như thế nào cho phù hợp. Bạn cần nhớ rằng.

Đừng chỉ bán sản phẩm mà hãy bán giá trị sản phẩm.

Đừng chỉ bán sản phẩm mà hãy bán sự tiện lợi của sản phẩm.

Đừng chỉ bán sản phẩm mà hãy bán sự khác biệt của sản phẩm.

Bạn cần cung cấp những thông tin cần thiết về doanh nghiệp cũng như sản phẩm cho khách hàng, tạo cho khách hàng niềm tin, tăng độ tin cậy của khách hàng với doanh nghiệp.

Sau đó hãy bắt đầu áp dụng những chiến thuật định giá sau:

1. Chiến thuật định giá 99:

Kết thúc giá bằng con số 9. Đây là một chiến lược định giá theo tâm lý khách hàng đem lại hiệu quả bán hàng đáng kể.

"<yoastmark

VD: để giá 199.000đ thay vì 200.000đ. Chiến thuật này có thể tạo ra một mức giá thấp về mặt tâm lý trong suy nghĩ của khách hàng. Sự khác biệt về giá ở đây là rất nhỏ. Nhưng phần lớn khách hàng sẽ chỉ dựa vào con số đầu tiên của giá để quyết định mua hàng.

Vậy nên cách này giúp kích thích nhu cầu mua hàng bằng cách tạo ra một ảo giác về giá trị cho người tiêu dùng.

2. Chiến thuật định giá mỏ neo:

Với chiến thuật này tiềm thức của khách hàng sẽ “phát ra” một giá tham chiếu để họ so sánh xem mức giá của bạn là cao hay thấp. Nếu doanh nghiệp của bạn tác động được đến giá tham chiếu đó thì khách hàng sẽ dễ đón nhận mức giá chào bán hơn.

Chiến lược mỏ neo

Chiến thuật mỏ neo

VD: Khi bước vào các cửa hàng siêu thị, bạn thường thấy nhiều bảng giá cũ bị gạch bỏ và cùng với đó là một mức giá khác thấp hơn. Bằng cách này, mức giá cũ đã “neo lại” trong tâm trí người mua. Và mức giá mới trở thành mức giá tốt. Hiệu ứng mỏ neo xảy ra khi mọi người ra quyết định dựa trên thông tin đầu tiên mà họ tiếp nhận.

3. Chiến thuật định giá combo:

Chiến thuật định giá theo combo nhằm giảm “nỗi đau khi mua sắm”. Khi đưa nhiều món hàng vào chung một gói. Người mua thường không bỏ thời gian tính toán, định giá từng món hàng riêng lẻ trong combo. Hơn nữa nó còn giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề hàng tồn kho dễ dàng hơn. Chiến thuật này thường được vận dụng để bán các món hàng cao cấp. Như mỹ phẩm hoặc các sản phẩm thức ăn nhanh.

Chiến thuật combo

Chiến thuật combo

Tuy nhiên khi định giá theo combo, doanh nghiệp cần thận trọng. Vì khách hàng sẽ chi tiêu ít hơn nếu combo không được kết hợp một cách chính xác. Việc kết hợp combo không được làm giảm giá trị của từng sản phẩm cũng như không được vượt quá giá trị so với khi mua lẻ. Hoặc việc định giá không hợp lý sẽ khiến doanh thu của doanh nghiệp bị lỗ.

4. Hiệu ứng chim mồi:

Khi vào các quán cafe, cửa hàng thức ăn nhanh bạn thường nhận được câu hỏi từ nhân viên phục vụ. Như “Anh/chị dùng size nhỏ, size vừa hay lớn?”. Một ly trà sữa trân châu size nhỏ có giá 49k, size vừa có giá 55k và size lớn là 59k. Sẽ có hai trường hợp xảy ra. Thứ nhất, mọi người sẽ chọn size lớn vì sự khác nhau giữa size vừa và lớn chỉ có 4k. Kịch bản thứ hai là bạn sẽ chọn size nhỏ vì tiết kiệm 10k.

Vậy cho thấy mức giá size vừa có vẻ như “vô dụng”, không mang lại giá trị gì. Nhưng thật ra lại có tác động khá lớn. Vì đã khiến khách hàng so sánh giá cạnh tranh trên chính sản phẩm của bạn chứ không phải so sánh giá với các doanh nghiệp đối thủ khác.

Hiệu ứng chim mồi

Hiệu ứng chim mồi

Hiệu ứng chim mồi này giúp bạn dễ dàng kích cầu sản phẩm nhiều hơn.

Ngoài ra bạn có thể định giá theo chu kỳ sản phẩm.

– Với những ngày đầu của 1 chu kỳ sản phẩm:

Bạn nên đặt giá cao hơn đối thủ cạnh tranh. Nhất là khi bạn đang kinh doanh một mặt hàng độc nhất. Việc đặt mức giá cao hơn khiến khách hàng nhận thức về giá trị sản phẩm của bạn cao hơn so với các doanh nghiệp khác. Dĩ nhiên. Ngoài việc tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Bạn nên đầu tư vào bao bì sản phẩm, dịch vụ khách hàng,… để khiến khách hàng cảm thấy hài lòng với mức giá bạn đã đưa ra.

– Với giai đoạn thâm nhập thị trường của 1 chu kỳ sản phẩm:

Bạn nên chào bán sản phẩm, dịch vụ với mức giá rẻ hơn so với giá thị trường. Cách này có thể thu hút và lôi kéo được khách hàng. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu nó thường dẫn đến việc lỗ vốn. Nhưng khi doanh nghiệp của bạn đã có tiếng trên thương trường, thâm nhập thị trường ở mức nhất định. Bạn có thể nâng giá để tăng vị thế của mình cũng như mang lãi về cho doanh nghiệp.

– Hoặc ngược lại: Bạn có thể đặt mức giá cao ở giai đoạn đầu và sau đó giảm giá dần dần. Chiến lược này giúp doanh nghiệp trả được chi phí phát triển sản phẩm ban đầu tạo cho khách hàng ảo giác về chất lượng và sự độc quyền của sản phẩm. Giai đoạn giảm giá sẽ thu hút được nguồn khách hàng “ham giá rẻ”.

Hi vọng những thông tin trong bài viết này đã cung cấp giải pháp giúp ích cho bạn cũng như doanh nghiệp của bạn.

Chúc bạn thành công!